Tẩy da chết mặt khô hay ướt thì tốt hơn? Có khác biệt gì không?

Tẩy tế bào chết từ lâu đã trở thành một trong những bước làm sạch da quen thuộc với mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn đang cảm thấy băn khoăn không biết nên tẩy da chết mặt khô hay ướt thì tốt hơn? Để biết câu trả lời, các bạn hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

Tẩy da chết mặt khô hay ướt thì tốt hơn?

Mặc dù sau mỗi lần tẩy da chết, chúng ta cảm nhận được sự thay đổi rõ rệt của làn da. Thế nhưng lại quên mất rằng, công đoạn này đòi hỏi bạn phải thực hiện đúng cách, nếu không sẽ vô tình tổn thương da. Đặc biệt, việc tẩy da chết mặt khô hay ướt thì tốt hơn khiến không ít người băn khoăn.

Theo đó, việc tẩy tế bào chết trên da mặt khô hay ướt phụ thuộc vào loại tẩy tế bào chết mà chúng ta đang sử dụng:

  • Đối với tẩy tế bào chết vật lý dạng hạt: Nên làm ướt da trước khi thực hiện tẩy tế bào chết để các hạt được massage trơn tru trên bề mặt da. Việc chà xát các hạt trên da mặt khô có thể khiến làn da bị tổn thương, ngứa rát, trầy xước và sinh mụn. Chà xát khô chỉ có tác dụng khi thực hiện ở một số vùng da trên cơ thể và dùng đúng dụng cụ, còn da mặt thì hoàn toàn không nên.
  • Đối với tẩy tế bào chết vật lý dạng gel: Không cần khoác một lớp nước lên trước hoặc cũng không cần pha với nước trước như tẩy tế bào chết vật lý.
Tẩy da chết hóa học
  • Đối với tẩy tế bào chết hóa học: Thực hiện như 1 bước dưỡng da thông thường sau khi rửa mặt và thoa nước hoa hồng. Lấy một lượng nhỏ tẩy tế bào chết hóa học thoa lên mặt rồi massage 5 phút sau đó không cần rửa lại mặt mà thực hiện bước skincare tiếp theo.

Quy trình tẩy da chết đúng chuẩn

Cần phải thực hiện đúng cách thì bước tẩy da chết mới đem lại hiệu quả như mong đợi. Vậy một quy trình tẩy tế bào chết đúng chuẩn là như thế nào? Chị em hãy tham khảo quy trình dưới đây:

tẩy da chết mặt khô hay ướt thì tốt hơn
Quy trình tẩy da chết đúng chuẩn

Bước 1: Làm sạch sâu với sữa rửa mặt

Trước khi tẩy da chết, chúng ta cần phải tẩy trang trước, bước này sẽ lấy đi lớp trang điểm trên mặt. Có nhiều người hỏi nếu không trang điểm thì không cần phải tẩy trang. Nhưng thật ra chúng ta cần phải dùng sữa rửa mặt tẩy trang ngay cả khi không trang điểm. Ngay cả khi chúng ta chỉ bôi một lớp kem chống nắng thôi cũng phải dùng sữa rửa mặt tẩy trang.

Bước 2: Tẩy tế bào cho da mặt

Tiếp theo là bước tẩy tế bào chết. Ở bước này, chúng ta sẽ nhẹ nhàng lấy đi những tế bào da chết và tế bào sừng già cỗi mà bước rửa mặt thông thường không làm được. Bạn có thể sử dụng kem tẩy da chết hoặc nguyên liệu tự nhiên để da được sạch tuyệt đối.

Tùy thuộc vào từng loại da để có sự lựa chọn sản phẩm tẩy da chết phù hợp. Lựa chọn sản phẩm tẩy da chết trên thị trường thì vô tận. Bạn có thể lựa chọn những sản phẩm phù hợp với da của mình.

Bước 3: Làm sạch da một lần nữa

Bước cuối cùng trong quá trình tẩy da chết là bước rửa mặt cơ bản. Lấy một chiếc khăn nhúng vào nước ấm và từ từ rửa sạch lớp tế bào sừng, tế bào chết trên mặt. Sau đó, bạn có thể dùng một viên đá lạnh nhỏ để thoa lên mặt cách này sẽ giúp lỗ chân lông se lại nhanh chóng.

Những điều cần lưu ý trong quy trình tẩy da chết

Bên cạnh việc làm ẩm da mặt trước khi tẩy da chết, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.

Những điều cần lưu ý trong quy trình tẩy da chết
Những điều cần lưu ý trong quy trình tẩy da chết
  • Tẩy da chết chỉ nên làm 1-2 lần mỗi tuần. Nếu thực hiện quá nhiều lần da sẽ bị bào mòn không đủ thời gian phục hồi tái tạo tế bào mới, làn da sẽ ngày càng mỏng và nhạy cảm.
  • Chỉ tẩy da chết vào ban đêm. Đây chính là thời điểm lý tưởng cho việc tẩy tế bào chết do làn da không phải đối điện với những xâm hại từ môi trường như: ánh nắng mặt trời, khói bụi
  • Giống như kỹ thuật rửa mặt, tẩy tế bào chết cần được thực hiện bằng động tác nhẹ nhàng, không chà xát làm da bị xước và tổn tổn thương.
  • Và đừng quên bảo vệ làn da của mình sau khi đã thực hiện tẩy tế bào chết bằng những cách như kem chống nắng, kem dưỡng giữ 

Gửi phản hồi của bạn

Hãy để lại thông tin để được các chuyên gia tư vấn giúp bạn.